Chè Vằng, Trà Vằng là cây mọc trong rừng hiện nay đã được đưa về trồng tại nhà.Chè vằng còn gọi là chè cước man, dây vắng, dây cẩm văn, cây dâm trắng, mỏ sẻ.
Công Dụng: dùng cho phụ nữ sau sinh tắc sữa hay sữa ít, mau lành vết thương, thông huyết điều kinh, đau bụng, thiếu máu, đau xương khớp, mệt mỏi, vàng da, kém ăn, chống nhiễm khuẩn, tiêu độc, kích thích tiêu hóa.
Chè vằng nước uống thần kỳ cho bà mẹ sau khi sinh là một bí quyết mà từ lâu đã được nhiều người dân, đặc biệt là các đồng bào dân tộc miền Trung sử dụng để tăng sữa và chống viêm cho phụ nữ mới sinh.
1. Mô tả chung về cây chè vằng:
– Tên khoa học là Jasminum subtriplinerve C. L. Blume, thuộc họ nhài.
– Tên gọi khác: chè cước man, cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, mỏ sẻ, râm trắng, râm ri, lài ba gân, …
– Là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi, dạng bụi hoặc có thể bám vào các thân cây lớn.
– Lá mọc đối, hình mác hay bầu dục, nhẵn, mép lá uốn cong, đầu lá tròn còn mũi hơi nhọn, lá có 3 gân chính nỗi rõ lên.
– Hoa chè vằng màu trắng có 10 cánh và thường ra hoa vào tháng 3 – 4; Quả của cây có dạng hình cầu, khi chín mọng và có màu vàng.
– Phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, … vàthường được thu hái thân, lá để nấu uống.
2. Thành phần và tính vị của chè vằng:
Chè vằng có chứa chất flavonoid, alkaloid có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn, chống sưng viêm, nhanh lành vết thương; ngoài ra còn có có glycosit – chất đắng giúp tăng tiết sữa cho các bà mẹ mới sinh.
Khi uống, chè vằng sẽ có vị đắng nhưng hậu ngọt, mùi thơm rất dễ chịu và có tính mát.
3. Công dụng của chè vằng:
– Giúp phụ nữ sau sinh nhanh hồi phục sức khỏe và kháng khuẩn.
– Giúp mẹ ngủ ngon, tăng lượng sữa trong 6 tháng quan trọng nhất sau sinh.
– Chống viêm bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp và đau nhức xương.
– Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, gan nhiễm mỡ
– Tăng cường quá trình trao đổi chất giúp cơ thể thanh lọc hiệu quả.
– Các chất terpenoit, glycosit đắng, giúp cơ thể tiêu hao mỡ, tan mỡ bụng.
– Kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon.
4. Đối tượng nên sử dụng cây chè vằng:
Phụ nữ sau khi sinh, đang cho con bú
Phụ nữ bị khí hư, kinh nguyệt không đều.
Người dư thừa mở bụng mở bụng.
Người ăn không ngon, khó ngủ.
Người huyết áp cao, men gan cao, gan nhiễm mỡ
5. Cách sử dụng chè vằng:
– Cách 1: Đối với chè vằng khô, dùng khoảng 50g chè vằng nấu với 1,5 lít nước cho sôi khoảng 5 phút là dùng được.
Mẹ mới sinh em bé uống 20g mỗi ngày
Người cao huyết áp, vết thương sưng viêm uống 30g mỗi ngày.
– Cách 2: Đối với trà túi lọc, dùng 3 – 4 gói cho vào 1 lít nước sôi rồi đợi vài phút cho ra trà rồi để uống trong ngày.
– Cách 3: Đối với chè vằng dạng cao, dùng ½ miếng (khoảng 10g) pha với 1 lít nước nước sôi, hoà cho tan hết rồi uống.
Ngoài ra, Chè vằng còn được sử dụng trong một số bài thuốc:
– Hỗ trợ chữa áp xe vú:
Lá chè vằng tươi giã nát dùng riêng hoặc trộn với cồn 50 độ rồi đắp vào nơi áp xe 3 lần vào ban ngày và đêm 2 lần nữa.
– Chữa bế kinh đau bụng, kinh nguyệt không đều:
Lấy 20g Chè vằng, 16g ích mẫu, 16g hy thiêm, 8g ngải cứu, 8g bạch đồng nữ sắc với nửa lít nước còn lại 0,3 lít rồi chia làm uống 3 lần trong ngày.
– Bài thuốc nhuận gan:
Dùng 12g Chè vằng, 20g nhân trần; 12g mỗi vị chi tử, vỏ núc nác, lá mua, rau má, vỏ đại, lá bồ cu cùng 8g thanh bì sắc uống ngày một thang.
Lưu ý:
Trước khi sinh không nên uống chè vằng vì có tác dụng co bóp tử cung.
Người huyết áp thấp không nên sử dụng vì gây tụt huyết áp.
Có thể dùng thay nước hằng ngày hoặc nấu thêm cùng các loại thảo dược dễ tìm khác như rau má, rành rành…Sản phẩm được sản xuất trên các tiêu chuẩn:
– Cây được khai thác từ Quảng Trị.
– Không dùng hoá chất.
-Thu hái và bảo quản đúng kỹ thuật, quy trình chế biến đảm bảo chất lượng.
– Không sử dụng thuốc chống ẩm mốc
Cách Dùng : mỗi lần dùng 30g hãm trà uống hàng ngày hoặc đun sôi uống.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.